Dầu động cơ

Giới thiệu

1. Bôi trơn
– Dầu động cơ tạo thành một màng dầu mỏng ở các bề mặt tiếp xúc làm giảm ma sát, chống mài mòn, giảm tổn thất công suất, ngăn ngừa hiện tượng bó máy.
2. Làm mát
– Dầu động cơ hấp thụ nhiệt từ các chi tiết động cơ do chu trình và chu trình ma sát. Nhiệt lượng này sau đó được chuyển ra ngoài.
3. Làm kín
– Dầu động cơ tạo thành một mảng dầu mỏng giữa piston và thành xy lanh, có tác dụng làm kín buồng cháy, ngăn ngừa tổn thất công suất.
4. Làm sạch
– Dầu động cơ rửa sạch các mạt kim loại, muội than và các cặn bẩn khác hình thành trong quá trình động cơ làm việc, giữ cho động cơ luôn sạch
Những dấu hiệu cần thay dầu động cơ:
– Tiếng ồn từ động cơ.
– Xuất hiện cặn dầu.

Dầu động cơ xe Toyota

Phụ tùng chính hiệu

Dầu động cơ chính hiệu Toyota được hình thành từ loại dầu hoàn toàn khác biệt so với loại thông thường không gây mài mòn giữa các chi tiết, giúp động cơ luôn sạch, giảm tối đa nhiệt độ, khí thải và tiết kiệm nhiên liệu.
– Chống oxi hóa và biến chất dầu trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, đồng thời chống đóng cặn. Tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại, tránh mài mòn do kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau.
– Làm muội than thành phần chính gây ra cặn dầu và các chất oxi hóa nổi lên trên bề mặt của dầu. Ngăn ngừa hiện tượng đóng cứng và cải thiện khả năng làm việc của dầu ở nhiệt độ cực thấp.
– Tăng độ nhớt và giảm sự biến động nhớt do nhiệt. Hoạt động như chất vô hiệu hóa các acid, chống oxi hóa. Bảo vệ các ổ đỡ kelmet (hợp kim đồng chì)
– Làm tăng tính kinh tế cho nhiên liệu (giảm tiêu hao nhiên liệu) Tạo lớp màng bảo vệ bám rất chặt vào các bề mặt kim loại, ngăn ngừa sự tiếp xúc với oxi và nước (nguyên nhân gây rỉ).
– Ngăn ngừa hiện tượng tạo bọt, do đó đảm bảo khả năng bôi trơn, tiết kiệm nhiên liệu.

Những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng phụ tùng không chính hãng

Khi động cơ làm việc, các chất cặn bẩn như mạt kim loại, muội than và nước được hình thành do đốt cháy nhiên liệu, do nhiên liệu lọt xuống dầu máy và các chất phụ gia trong dầu máy bị tiêu hao. Những nguyên nhân này làm giảm tính năng làm việc của dầu máy. Kết quả là cặn bẩn như hắc ín được tạo thành làm tăng hiện tượng mài mòn trong động cơ, có thể gây bó kẹt động cơ. Quá trình hình thành các chất cặn bẩn và tiêu hao phụ gia của dầu máy là không thể tránh được kể cả với những loại dầu máy cao cấp nhất. Vì vậy, dầu máy cần được thay định kỳ, tránh cho động cơ những hư hỏng bất thường.
Dầu máy cần thay thế thường xuyên hơn trong những điều kiện sau:
– Xe thường xuyên chạy trên đường xấu Xe thường xuyên chạy trên những quãng đường ngắn, liên tục.
– Xe phải nổ máy tại chỗ Xe kéo nhau.
– Xe sử dụng trong những vùng khí hậu lạnh.